Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ có gì khác biệt?
Với các hạng mục xử lý chất thải, việc phân chia quy mô để áp dụng phương thức xử lý hiệu quả, tối ưu nhất là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Và xử lý nước thải sinh hoạt cũng không phải một trường hợp ngoại lệ. Vậy người ta thường chọn phương pháp nào để xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ? Những phương pháp này có gì khác biệt? Hãy cùng Đại Dương Xanh tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Nước thải sinh hoạt là gì? Quy mô vừa và nhỏ có công suất ra sao?
Khái niệm nước thải sinh hoạt
Trước tiên, để có thể phân loại và xử lý đúng cách, chúng ta cần nắm được định nghĩa về nước thải sinh hoạt. Hiểu một cách đơn giản thì đây là lượng nước thải từ các sinh hoạt thường ngày với các hoạt động như nấu nướng, giặt giũ, rửa dọn và các hoạt động khác. Chúng có thể được chia thành nước thải đen và nước thải xám.
Xem thêm: Quy định về xử lý nước thải sinh hoạt đạt - tài liệu tiêu chuẩn QCVN
Các nguồn nước thải sinh hoạt
Phân chia quy mô vừa và nhỏ trong xử lý nước thải sinh hoạt
Xử lý cục bộ
Người ta thường xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cục bộ quy mô vừa và nhỏ cho các khu vực như thành phố với dân số 50.000 người, một số khu vực có nhu cầu xử lý nước thải riêng biệt, chẳng hạn như bệnh viện, dịch vụ, khu dân cư, công trình công cộng, nhà ở... nằm trong các địa điểm riêng biệt, tách biệt và tách khỏi khu dân cư.
Khác với các hình thức xử lý khác, xử lý nước thải theo kiểu cục bộ thường có hoặc không có cống thoát nước, đồng thời nước sau xử lý phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài như sông, hồ hoặc sử dụng cho mục đích tưới cây, nuôi trồng thủy sản…
Trạm xử lý môi trường cục bộ thường có công suất vài chục đến vài trăm nghìn m3/ngày. Trong đó, trạm xử lý có quy mô vừa có công suất từ 1000 – 10000 m3/ngày, trạm có quy mô nhỏ có công suất dưới 1000m3/ngày.
Xử lý nước thải sinh hoạt cục bộ
Xử lý phân tán
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phân tán rất phù hợp với các đối tượng vừa và nhỏ. Hình thức này giúp tiết kiệm chi phí, không cần diện tích lớn, không yêu cầu công nghệ hiện đại, phù hợp với nhiều điều kiện tự nhiên và không đòi hỏi cao mà vẫn cho phép các nhà khai thác đánh giá, tận dụng hết khả năng tự làm sạch của các máy thu.
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt kiểu phân tán thường có quy mô vừa và nhỏ có công suất từ 200 – 10.000 mV/ngày.
Một số tiêu chí xây dựng hệ thống xử lý nước thải quy mô vừa và nhỏ
Hệ thống xử lý nước thải quy mô vừa và nhỏ
Như đã nói ở trên thì mỗi quy mô sẽ có những phương pháp tối ưu khác nhau, xử lý nước thải ở quy mô lớn sẽ khác với hạng mục tương tự nhưng quy mô nhỏ hơn. Việc cần làm là phải làm sao để xác định quy mô xử lý phù hợp nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Dưới đây sẽ là một vài tiêu chí xây dựng hệ thống xử lý nước thải vừa và nhỏ cần được đáp ứng:
· Quy trình hoạt động và duy trì ổn định, tự động hóa cao và đảm bảo các chi phí xử lý, vận hành thấp.
· Hệ thống vận hành tự động và dễ dàng kiểm soát, quá trình vận hành mà không đòi hỏi người xử lý phải có chuyên môn cao.
· Chi phí xử lý hóa chất thấp.
· Hệ thống xử lý được thiết kế nhỏ gọn, ít chiếm diện tích và phù hợp với cảnh quan xây dựng hiện tại của nhà máy.
· Yêu cầu các hệ thống xử lý nước thải hoạt động duy trì ổn định, xử lý nước thải đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài Nguyên Môi Trường theo cột B/QCVN 14-2008/BTNMT.
· Có khả năng nâng cấp dễ dàng các hệ thống xử lý nước thải lên công suất lớn hơn mà không phát sinh ra nhiều loại chi phí.
· Trong quá trình xử lý và vận hành không phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng đến người khác.
Các hạn chế còn tồn đọng trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ
Cơ sở hạ tầng thoát nước
Tốc độ đô thị hóa đang gây ra những thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên, chính vì vậy mà cơ sở hạ tầng dần bị suy yếu và xuống cấp do mật độ dày đặc. Dân số tăng quá nhanh làm áp lực nước thải gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Việc thu gom nước thải và xử lý nước thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn đặc biệt là tại các đô thị lớn. Điển hình, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có khoảng 12% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý, phần còn lại được xả trực tiếp ra sông, hồ, kênh, rạch khiến chúng ngày càng ô nhiễm nặng nề.
Cơ sở hạ tầng thoát nước tại thành phố
Chi phí xây dựng
Như chúng ta đã biết, một hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhân sự, máy móc thiết bị, hóa chất… Cũng chính bởi vấn đề này mà vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải y tế ở một số đô thị vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết.
Mặc dù số lượng nhà máy xử lý nước thải đã tăng lên trong những năm qua, nhưng chỉ có khoảng 30% lượng nước thải được xử lý. Do đó, môi trường vẫn đang phải chịu áp lực rất lớn từ nguồn nước thải ô nhiễm.
Công nghệ xử lý
Một hệ thống xử lý nước thải không thể không có công nghệ xử lý phù hợp. Một số phương pháp nổi bật có thể kể đến như công nghệ xử lý ao sinh học, công nghệ xử lý nước thải MBBR hay công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR…
Tuy nhiên, những công nghệ này không chỉ đòi hỏi chi phí đầu tư cao mà còn phải có diện tích quy hoạch lớn và nhân sự có khả năng vận hành hệ thống. Chưa kể các khu dân cư tập trung đông đúc nên rất ít diện tích để xây dựng hệ thống lớn, nên nhiều khu đô thị chỉ áp dụng các công nghệ xử lý đơn giản mà chưa đạt được hiệu quả xử lý nước thải ô nhiễm.
Hy vọng trong thời gian tới, bài toán về môi trường sẽ tiếp tục được cải thiện nhiều hơn nữa. Bài viết ngày hôm nay đến đây là kết thúc. Đừng quên tiếp tục theo dõi website xulynuocdaunguongiadinh.com để cùng chúng tôi cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa trong tương lai.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Công nghệ Môi Trường Đại Dương Xanh
Địa chỉ: Số 9 ngách 3 ngõ 104 Định Công - Ngách ô tô Tải
Hotline: 02435642977 - Zalo: 0983144283