• 0983144283
  • Facebook
  • Google plus
  • Youtube

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật

Ngày nay, với công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại và phát triển nhanh chóng từng ngày, chúng ta có rất nhiều lựa chọn cho quá trình xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường. Bên cạnh các hình thức hóa lý thì thủy sinh cũng là một trong những phương pháp được chú ý gần đây. Vậy thì ngay bây giờ hãy cùng Đại Dương Xanh cập nhật về quá trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật nhé!

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật

Ngày nay, với công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại và phát triển nhanh chóng từng ngày, chúng ta có rất nhiều lựa chọn cho quá trình xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường. Bên cạnh các hình thức hóa lý thì thủy sinh cũng là một trong những phương pháp được chú ý gần đây. Vậy thì ngay bây giờ hãy cùng Đại Dương Xanh cập nhật về quá trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật nhé!

Thực vật thủy sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật, chúng ta cần điểm qua một chút khái niệm về thực vật thủy sinh. Đúng như tên gọi, đây là những loại thực vật sống và sinh trưởng trong môi trường nước. Chúng có thể sống hoàn toàn dưới nước, một phần dưới nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn. 

 

Vậy tại sao lại ứng dụng thực vật thủy sinh trong việc xử lý nước thải sinh hoạt? Lý do được lý giải với 2 hạng mục chính:

  • Những loài thực vật thủy sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hấp thụ các nguồn muối vô cơ dư thừa, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng dư thừa trong nước chính vì thế mà người ta cũng xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh. 
  • Những loài thực vật thủy sinh cũng cung cấp một lượng oxy đáng kể do các hoạt động quang hợp của chúng.

 Chính bởi những đặc điểm này mà thực vật thủy sinh được sử dụng trong xử lý nước thải vừa như một màng lọc vật lý, lại vừa là màng lọc hóa học khi hấp thụ các chất trong nước. 

Xem thêm: Xử lý nước thải sinh hoạt 10m3 với công nghệ tiên tiến hiện đại nhất

 Phân loại thực vật thủy sinh

Nhóm nổi trên mặt nước

Ví dụ điển hình cho nhóm đầu tiên này chính là các loại hoa lục bình, rau muống nước, hoa sung, cây bèo cái… Rễ của loài thực vật thủy sinh này không bám vào đáy mà lơ lửng trong nước, thân và lá mọc trên mặt nước.

Nhóm cây thủy sinh nổi trên mặt nước 

Nhóm cây thủy sinh nổi trên mặt nước

Rễ của loài thực vật thủy sinh này hút cả chất hữu cơ và chất dinh dưỡng để phát triển, đồng thời cũng là môi trường kết dính để các vi sinh vật có lợi bám vào và tiêu thụ các chất dinh dưỡng góp phần lọc nước. Loại cây thủy sinh này là đối tượng chủ yếu được các nhà máy thủy sinh sử dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt.

 Nhóm vươn lên mặt nước

Đại diện cho nhóm thứ 2 là các loại cây như cỏ nến, cây bấc, cây hương bồ, cây bồn bồn…  Loại cây thủy sinh này có rễ ăn xuống đáy sông, hồ nhưng thân và lá lại mọc nhô lên để vươn đến mặt nước nên khả năng quang hợp tốt, tạo bóng râm ngăn cản sự phát triển của tảo trong nước. Chính vì thế, nhóm cây này cũng được sử dụng để xử lý nước thải. 

Nhóm cây thủy sinh vươn lên mặt nước

Nhóm cây thủy sinh vươn lên mặt nước

Nhóm chìm trong nước

Nhóm thực vật chìm trong nước hay còn gọi là rong với các loại cây như rong tóc tiên, rong đuôi chó, rong đuôi chồn…  Loại cây thủy sinh này mọc hoàn toàn dưới nước và chỉ có thể phát triển trong môi trường nước có đủ ánh sáng. Nếu nó phát triển quá lớn sẽ gây ra những tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước và do đó làm nhiễu xạ ánh sáng trong nước, những loại cây thủy sinh này không thích hợp để xử lý nước thải. 

Nhóm cây thủy sinh chìm trong nước

Nhóm cây thủy sinh chìm trong nước

Đặc điểm của thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải sinh hoạt

Không phải bỗng nhiên mà thực vật thủy sinh lại được dùng trong quá trình xử lý nước nhiều đến như vậy. Một số ưu điểm nổi trội của chúng được nêu sau như sau:

  • Tốc độ ổn định đối với nước thải có nồng độ COD và BOD thấp. Nó thường được sử dụng trong giai đoạn xử lý cuối cùng trong nhà máy xử lý nước thải, nằm trong bể điều hòa, để nâng cao chất lượng nước lên loại A hoặc sử dụng trong các hồ chứa nước ở trung tâm thành phố. 
  • Chi phí đầu tư xử lý không cao.
  • Quá trình xử lý đơn giản, chi phí vận hành thấp.
  • Quá trình xử lý tạo ra sinh khối được sử dụng vào nhiều mục đích như: làm nguyên liệu cho công việc thủ công mỹ nghệ, làm thực phẩm cho gia súc gia cầm, làm phân Compost…
  • Bộ rễ thân cây ngập nước là giá thể rất tốt đối với vi sinh vật; sự vận chuyển của cây đưa vi sinh vật đi theo.
  • Sử dụng thực vật xử lý nước trong nhiều trường hợp không cần cung cấp năng lượng. 

 Bên cạnh đó thì phương pháp này vẫn tồn tại một vài điểm hạn chế như tốc độ xử lý nhìn chung khá chậm nên càn diện tích xử lý lớn, đòi hỏi không gian bề mặt đủ thoáng đã và điều kiện ánh sáng phù hợp cho sinh trưởng của thực vật…

 Cơ chế hoạt động của thực vật trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt

Với 2 nhóm bao gồm loại trên bề mặt và vươn đến mặt nước, cơ chế hoạt động của thực vật trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt được diễn ra như sau:

  • Thực vật sử dụng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, các chất ô nhiễm trong nước thải sinh ra sinh khối để phát triển.
  • Hệ thống rễ rất dày đặc là phương tiện bám dính của các vi sinh vật phát triển trong nước, tăng mật độ tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải. Vi sinh vật này cũng di chuyển  với thực vật thủy sinh nên phạm vi xử lý lớn hơn, tránh trường hợp vi sinh vật không có nơi nào bám vào và lắng xuống đáy. 

Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh

Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh

Bài viết về xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật ngày hôm nay đến đây là kết thúc. Đừng quên, Đại Dương Xanh luôn có những sản phẩm, dịch vụ xử lý nước ở cả đầu vào lẫn đầu ra. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những sản phẩm lọc nước uy tín, chất lượng nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Công nghệ Môi Trường Đại Dương Xanh

Địa chỉ: Số 9 ngách 3 ngõ 104 Định Công - Ngách ô tô Tải 

Hotline: 02435642977 - Zalo: 0983144283

Xem thêm: Hệ thống thiết bị xử lý nước thải nhà máy