• 0983144283
  • Facebook
  • Google plus
  • Youtube

Những thông tin bạn cần biết về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Việt Nam là đất nước có mật độ dân số vô cùng cao, nhất là ở những thành phố lớn, dân số từ khắp nơi tập trung về để làm việc, sinh sống, phát triển. Ở những nơi này, nguồn nước sinh hoạt thải ra ngoài môi trường là vô cùng lớn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, môi trường sẽ ô nhiễm, con người sẽ không có nước sạch để dùng. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, Đại Dương Xanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Những thông tin bạn cần biết về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Việt Nam là đất nước có mật độ dân số vô cùng cao, nhất là ở những thành phố lớn, dân số từ khắp nơi tập trung về để làm việc, sinh sống, phát triển. Ở những nơi này, nguồn nước sinh hoạt thải ra ngoài môi trường là vô cùng lớn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, môi trường sẽ ô nhiễm, con người sẽ không có nước sạch để dùng. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, Đại Dương Xanh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Tại sao nước thải sinh hoạt phải cần được xử lý?

Hình ảnh nước thải ô nhiễm thải ra ngoài môi trường

Hình ảnh nước thải ô nhiễm thải ra ngoài môi trường

Một, khi nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường sống của nhiều loài động thực vật sẽ bị ảnh hưởng. Chúng sẽ không phát triển khỏe mạnh và có khả năng bị nhiễm các mầm bệnh.

Hai, không chỉ ảnh hưởng đến động thực vật mà nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. 

Chúng ta sử dụng nguồn nước ấy và ăn những sinh vật sống ở nguồn nước bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Ba, nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó là thứ tạo ra các vòi phun nước tại công viên, bể bơi, hồ câu cá nhân tạo,... Nếu bị nhiễm bẩn, chắc chắn những nơi đó sẽ không còn hoạt động được nữa.

Xem thêm: Hệ thống thiết bị xử lý nước thải nhà máy

Hệ thống nước thải sinh hoạt thông thường gồm những thành phần chính gì?

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

Bể tách mỡ, bể phốt

Nước thải sinh hoạt sẽ được sinh ra từ hai nguồn chính là nước thải nhà bếp và nước thải sinh hoạt.

Với nước thải nhà bếp, do có chứa nhiều dầu mỡ, chính vì thế, nó có một bể riêng là bể tách mỡ. Công dụng chính của bẻ này là tách lớp dầu, mỡ ra khỏi nước thải.

Còn với những nước thải thông thường khác sẽ đi qua bể phốt để phân hủy các chất rắn, cặn bã nhằm giảm hiện tượng bị tắc ống trong quá trình xử lý tiếp theo

Bể gom/ bể điều hòa

Những nước thải sinh hoạt và nước thải nhà bếp sẽ được truyền xuống bể này trước khi đi vào hệ thống xử lý nước. Điều này đồng nghĩa với việc điều hòa lưu lượng dòng chảy của nước thải, tránh chảy ồ ạt, làm tắc hệ thống.

Bể thiếu khí

Trong bể này có chưa các sinh vật thiếu khí. Những sinh vật này sẽ làm phân hủy, phá hủy các liên kết của những hợp chất Nitơ và Photpho trong sinh hoạt.

Đây cũng chính là bước xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng công nghệ sinh học.

Bể Aerotank

Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn đến bể Aerotank, giúp loại bỏ, đánh bay hoàn toàn những chất hữu cơ gây mùi khó chịu. Đồng thời, chính bể này cũng làm cho vi khuẩn có hại bị loại bỏ.

Bể lắng

Khi đến bước này, trong nước sẽ xuất hiện bùn, cát và các hạt lơ lửng,...Sau khi đi qua bể lắng mà nước thải vẫn chưa bùn thì nó lại tiếp tục đi qua bể chứa bùn. Khi đó, bùn sẽ được thải ra bên ngoài và nước thải còn lại sẽ lại được chuyển lên bể gom/ điều hòa để tiếp tục lại quy trình xử lý nước thải.

Nếu đi qua thiết bị lắng mà nước thải không chứa bùn thì nó sẽ được đưa đến bể chứa nước thải sau khi xử lý. 

Nước lúc này sẽ được khử trùng bằng những hóa chất chuyên dụng.

Một số hệ thống nước thải sinh hoạt

Nước thải ngành giết mổ

Nước thải sinh hoạt từ ngành này thường bắt nguồn từ việc vệ sinh xe vận chuyển, rửa chuồng, vệ sinh gia súc, gia cầm, vệ sinh dụng cụ giết mổ, làm lòng,... Phần lớn nước thải này có thành phần dầu mỡ, acid béo, hợp chất Nito, Photpho, Protein, chất tẩy rửa,...

Vì thế, để xử lý nước thải ngành giết mổ bạn, bạn có thể sử dụng những phương pháp xử lý vật lý, sinh học, hóa học hay hóa lý. Dưới đây là sơ đồ xử lý nước thải ngành giết mổ

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ngành giết mổ

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ngành giết mổ

Nước thải trạm y tế, phòng khám

Nguồn nước thải chính được xuất phát từ hoạt động tắm giặt, vệ sinh của người bệnh và nhân viên y bác sĩ, nhà bếp. Ngoài ra, nước thải y tế cũng sẽ bao gồm các dịch, máu, mủ, nước vệ sinh các dụng cụ y tế.

Những thành phần này khiến cho nước thải trạm y tế chứa nhiều chất rắn, chỉ tiêu hữu cơ, nitơ, photpho, chất khử trùng, hóa chất, các sinh vật gây hại,...

Chính vì thế, khi xử lý nước thải trạm y tế phải được áp dụng công nghệ AO và MBR đề xử lý được một cách tốt nhất.

Nước thải nha khoa

Ở nha khoa, nước thải chủ yếu từ việc vệ sinh răng miệng và vệ sinh dụng cụ của nha khoa. Nước thải này sẽ chứa nhiều hợp chất lơ lửng, dầu mỡ, chất hữu cơ, vi khuẩn có hại cho con người. 

Vì thế, việc áp dụng hệ thống xử lý nước thải nha khoa là điều vô cùng quan trọng.

Xem thêm: Thiết bị lọc và xử lý nước tổng sinh hoạt đầu nguồn gia đình, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, y tế, lọc nước giếng khoan gia đình

Lời kết

Bài viết trên đã cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Đại Dương Xanh.

Công nhân đang tiến hành lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Công nhân đang tiến hành lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cụ thể, rõ ràng nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Công nghệ Môi Trường Đại Dương Xanh

Địa chỉ: Số 9 ngách 3 ngõ 104 Định Công - Ngách ô tô Tải 

Hotline: 02435642977 - Zalo: 0983144283