• 0983144283
  • Facebook
  • Google plus
  • Youtube

Dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy tiên tiến nhất

Dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy tiên tiến nhất

Dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt là gì? Lưu ý gì khi thiết kế dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy?... Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi mới tìm hiểu về xử lý nước thải. Hãy cùng Đại Dương Xanh tìm hiểu về đặc tính nước thải sinh hoạt, các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và địa chỉ cung cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất hiện nay!

Đặc tính nước thải sinh hoạt nhà máy

Nước thải sinh hoạt nhà máy là nguồn nước phát sinh từ quá trình sinh hoạt của các công nhân, nhân viên tại nhà máy. Nước thải sinh hoạt có thể đến từ các hoạt động sau:

  • Nước thải cọ rửa nhà bếp, nhà vệ sinh,...

  • Nước thải từ quá trình nấu ăn, rửa bát,...

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa một hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng, COD, BOD, các vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra còn có chứa các chất dinh dưỡng như nito, photpho,...

Nước thải sinh hoạt nói chung và nước thải sinh hoạt nhà máy nói riêng có chỉ số ô nhiễm từ cao đến rất cao. Bạn có thể quan sát bằng chỉ số BOD5: chỉ số này càng cao thì chất hữu cơ có trong nước thải càng nhiều, chứng tỏ mức độ ô nhiễm của nước thải càng trầm trọng.

Nước thải nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và tệ hơn là gây ra các bệnh nguy hiểm tới sức khỏe người dân quan khu vực xả thải. Do đó, mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, tuân thủ các quy định của nhà nước về xả thải.

Xem thêm: Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ có gì khác biệt?

Nước thải sinh hoạt nhà máy chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường

Nước thải sinh hoạt nhà máy chứa rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy đã được áp dụng. Bạn có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp mình:

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp xử lý sinh học là việc sử dụng đặc tính hòa tan và không hòa tan của các chất có trong nước thải. Các phương pháp xử lý sinh học thông thường bao gồm 2 công đoạn: xử lý hiếu khí và xử lý kỵ khí. 

Trong đó, xử lý hiếu khí là việc sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hòa tan trong môi trường đủ oxy, để làm sạch nguồn nước. Xử lý kỵ khí là quá trình phân giải các chất bẩn hữu cơ bằng vi sinh vật trong môi trường thiếu oxy. 

Phương pháp xử lý cơ học

Phương pháp xử lý cơ học giúp tách bỏ các chất rắn có trong nguồn nước thải ở nhiều kích thước khác nhau. Một số phương pháp cơ bản thường được áp dụng như:

  • Song chắn rác giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng ở kích thước lớn.

  • Bể lắng giúp loại bỏ các hợp chất, rác thải lơ lửng.

  • Bể tách dầu để tách các chất thải nhẹ hơn nước, nổi trên bề mặt nước như dầu mỡ,...

Song chắn rác giúp loại bỏ rác thải kích thước lớn

Song chắn rác giúp loại bỏ rác thải kích thước lớn

Phương pháp xử lý hóa lý

Đây là phương pháp sử dụng vật lý và hóa học để xử lý nước thải mà không sử dụng bể lắng thông thường. Phương pháp cơ bản được sử dụng nhiều như phương pháp keo tụ tạo bông.Đây là quá trình phá vỡ độ bền và liên kết các hạt keo từ các chất thải lại với nhau. Sau khi liên kết, chúng sẽ tạo thành các bông cặn lắng xuống nước, từ đó loại bỏ các chất thải này dễ dàng.

Dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt

Dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt thường được chia làm 3 công đoạn:

Công đoạn 1: Xử lý sơ bộ

  • Nước thải sinh hoạt được tập trung tại một địa điểm cố định sau đó được dẫn truyền qua song chắn rác để loại bỏ chất rắn kích thước lớn. Tiếp theo, nước thải đi tới bể tách dầu mỡ để loại bỏ các chất váng trên bề mặt. 

  • Sau bể tách mỡ, nước thải được dẫn và bể điều hòa để ổn định nồng độ pH và lưu lượng dòng chảy. 

  • Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể phốt để tiến hành sục khí, giúp hạn chế hiện tượng lắng cặn và phân hủy kị khí.

Công đoạn 2: Xử lý sinh học

Công đoạn xử lý sinh học sẽ trải qua 2 bể: Selector và SBR.

  • Tại bể Selector, nước thải sẽ được điều chỉnh độ pH, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như photpho, nito cho các vi sinh vật phát triển. Các vi sinh vật này có tác dụng ngăn bùn lắng xuống, giúp quá trình xử lý nước thải diễn ra hiệu quả hơn. 

  • Tại bể SBR, nước thải sẽ tiếp tục được cung cấp oxi thông qua các dàn ống phân phối khí. Nhờ có oxy, các vi sinh vật có thể phát triển để xử lý hiệu quả hơn các chất hữu cơ có trong nguồn nước thải. Cũng tại bể SBR, hầu hết các chất gây ô nhiễm như BOD, COD đều nhanh chóng được loại bỏ.

Công đoạn 3: Khử trùng

Cuối cùng, nguồn nước thải sẽ được rút về bể khử trùng để tiến hành tiêu diệt tận cùng các vi sinh vật, virus còn sót lại trong nước thải. Công đoạn này sẽ sử dụng hóa chất khử trùng Chlorime để tạo tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất khử trùng.

Nước thải được xử lý tại bể SBR

Nước thải được xử lý tại bể SBR

Địa chỉ cung cấp dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt uy tín

Bạn có thể tham khảo Đại Dương Xanh - Thương hiệu chuyên cung cấp các giải pháp xử lý nước cấp, nước sinh hoạt đầu nguồn an toàn, chất lượng cao.

Xem thêm: Tại sao sử dụng cát, sỏi thạch anh để lọc, xử lý nước - cách dùng

Dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt là gì? Trên đây, Đại Dương Xanh đã cùng bạn tìm hiểu về đặc tính nước thải sinh hoạt, các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất hiện nay! Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn trong quá trình tìm hiểu về xử lý nước thải! 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH Công nghệ Môi Trường Đại Dương Xanh

Địa chỉ: Số 9 ngách 3 ngõ 104 Định Công - Ngách ô tô Tải 

Hotline: 02435642977 - Zalo: 0983144283